💬 Yêu cầu: Làm rõ sự phát triển công cụ lao động của con người qua các giai đoạn lịch sử? (từ thời kì Nguyên Thủy đến thời kì Hiện Đại):
1. Định nghĩa công cụ lao động:
- Công cụ lao động là một bộ phận quan trọng của tư liệu lao động nó tác dụng trực tiếp vào đối tượng lao động, quy định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
👉Ví dụ: Chẳng hạn như người nông dân cày ruộng bằng con trâu và cái cày trên một mảnh ruộng thì công cụ lao động của người nông dân là con trâu và cái cày.
2. Công cụ lao động trong thời kì Tiền Sử - công xã Nguyên Thủy:
- Trước hết, từ những hòn đá tự nhiên, người nguyên thuỷ chế tạo thành những công cụ cơn giản, hết sức thô kệch, với những hình thù nhất định như ghè, đẽo một mặt, một đầu cho sắc, nhọn, có thể cầm tay để chặt, cắt, đập, đâm,…
- Những công cụ thô sơ đầu tiên này được dùng vào rất nhiều việc, kể cả làm việc và sửa chữa công cụ, tự vệ chống thú dữ. Khoa học gọi thời này là thời kì đồ đá cũ. Qua một thời gian dài, nhờ sống tập thể, kinh nghiệm sản xuất tăng lên, người nguyên thuỷ dần cải tiến và chuyên môn hoá các loại công cụ. Một loạt công cụ mới xuất hiện thích ứng với nhu cầu từng công việc nhất định. Có cái dùng để lao, có cái dùng để đập, có cái dùng để cắt xén, đào, nạo...
- Sau thời đồ đá cũ, loài người dần bước sang thời đại đồ đá mới, đặc điểm của thời đại này là công cụ chế tạo có kỹ thuật, tinh vi hơn:
+ Con người đã áp dụng rộng rãi kỹ thuật mài nhẵn đá, nhiều loại công cụ mới sắc bén ra đời như việc phát minh ra cung tên, mũi tên bằng đá nhọn có thể bắn ra xa và xuyên qua con vật lớn, cung tên ra đời thúc đẩy săn bắn phát triển.
+ Bên cạnh đó nghề nông nguyên thuỷ cũng phát triển nhờ chế tạo ra rìu. Lúc đầu con người chỉ biết vứt hạt ở quanh nhà dùng gậy nhọn xỉa đất để gieo trồng, về sau nhờ có rìu mà có thể phát cỏ, chặt cây rừng, chế tạo ra cuốc để cuốc đất, cho nước vào ruộng để trồng trọt, dùng vật nuôi để kéo cày.Cuối thời nguyên thủy, con người đã biết luyện đồng và đồng thau, thời đại kim thuộc bắt đầu tiếp theo con người còn biết luyện cả sắt.
+ Những công cụ được chế tạo bằng những kim loại đó đã làm tang năng suất lao động, kinh tế sản xuất, thay thế săn bắt hái lượm và chiếm vị trí chủ đạo. Với chiếc cày có lưỡi bằng sắt do súc vật kéo ta có thể trồng trọt với quy mô lớn hơn, có thể khai hoang, mở rộng diện tích.
3. Công cụ lao động trong thời kì cổ đại - chiếm hữu nô lệ:
- Do sợ phát triển về trí tuệ cũng như nhận thức nên có sự chuyển biến về cách sử dụng công cụ lao động:
+ Từ những đồ dùng công cụ bằng đá, bằng xương, tre, gỗ, người ta đã biết chết tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng→khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.
+ Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một công cụ bằng đá nào so sánh được. Nhờ có đồ kim khí , nhất là sắt, người ta có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi.
+ Công cụ lao động trong thời kì cổ đại :
+ Thời kì cổ đại phương Tây: đồ sắt tinh sảo hơn, công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I TCN. Do ở phương Tây : phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên , đất canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm => lưỡi cuốc và lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng nên đã bắt đầu biết sử dụng công cụ bằng sắt. Ở đây giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước. Do đó, từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp => họ đã trao dồi kiến thức.
-Thời kì cổ đại phương Đông: chủ yếu là đồ đá; đồ đồng thô sơ, chưa có sự phát triển về đồ sắt do quá trình hình thành và phát triển ở các nước phương Đông không giống nhau , nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế , trong đó vua nắm mọi quyền hành. Nên ở phương Đông vẫn còn chế độ chiếm hữu nô lệ (chế độ chuyên chế cổ đại).
4. Công cụ lao động trong thời kì trung đại - xã hội phong kiến:
- Dưới chế độ phong kiến ngành kinh tế có vai trò quyết định nhất là nông nghiệp. Trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến công cụ còn rất thô sơ dần dần về sau mới áp dụng phổ biến các công cụ bằng sắt, do nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm nông nghiệp thời bấy giờ.
- Một số ngành nông nghiệp mới ra đời như trồng nho, rau, chăn nuôi ngựa, cừu dẫn đến yêu cầu phải cải tiến công cụ sản xuất nông nghiệp, nó cũng làm cho một số ngành nghề thủ công phát triển.
- Trước hết phương pháp nấu gang và chế biến sắt được cải tiến một mốc quan trọng.
- Thế kỷ 14, con người đã biết dùng luồng xe nước để thổi bể rèn, giã quặng, thông gió trong lò, sử dụng cối xay chạy bằng sức gió, sức nước...Trong thời kỳ này với việc cải tiến công cụ lao động đã giúp cho xã hội có những bức tiến quan trọng trong sản xuất làm nền tảng cho các thời tiếp theo.
5. Công cụ lao động trong thời kì Cận đại - Tư bản chủ nghĩa:
- Thời kỳ này công cụ lao động vô cùng phát triển do trong thời kỳ này con người có nhiều thành quả trong phát triển khoa học, kỹ thuật việc chế tạo ra máy móc đã tạo khả năng to lớn cho việc rút ngắn thời gian lao động và giảm nhẹ lao động tăng thêm của cải cho người sản xuất cho sự thắng lợi của con người đối với lực lượng tự nhiên.
- Nhưng không có vấn đề nào không có mặt trái của nó, khi máy móc nằm trong tay giai cấp tư sản, máy móc lại được sử dụng làm phương tiện để kéo dài thời gian hoạt động sản xuất. Biến người sản xuất thành vật phụ thuộc vào máy móc làm cho người bị các lực lượng tự nhiên nô dịch.
- Mặc dù vậy cần nhấn mạnh rằng máy móc và đại công nghiệp có tác dụng chủ yếu làm cho năng suất lao động tăng vọt, xã hội hoá lao động và sản xuất ngày càng cao dẫn đến mở rộng thị trường, thúc đẩy sự ra đời của trung tâm công nghiệp và những thành thị lớn, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật và xã hội cho một hình thái xã hội mới cao hơn.
- Công cụ lao động của chủ nghĩa tư bản hay máy móc còn có những tác động tích cực khác đối với sự tiến bộ xã hội ngày trong điều kiện chủ nghĩa tư bản như:
+ Phá vỡ các quan hệ gia đình kiểu cũ: khi máy móc đã cuốn trẻ em và phụ nữ vào buồng máy sản xuất thì cơ sở quyền lực gia trưởng của đàn ông và của cha mẹ cũng bị mất đi. Đó là mầm mống cho việc giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi quan hệ gia đình kiểu cũ.
+ Yêu cầu nền Giáo dục Bách khoa: do việc sản xuất với máy móc đòi hỏi phải có trình độ văn hoá, khoa học nhất định.
+ Tách công nghiệp khỏi nông nghiệp tạo tiền đề cho mối liên hệ mới giữa hai ngành đó.
=> Trong chủ nghĩa tư bản công cụ lao động có vai trò rất quan trọng tác động tích cực đến mọi mặt của xã hội làm cho xã hội phát triển nảy vọt đem lại nhiều thành quả và tạo ra nhiều sự thay đổi mang tính chiến lược.
* Những phát minh tiêu biểu:⏰⏰
+ Năm 1764: máy kéo sợi Jenny được phát minh bởi James Hargreaves.
+ Năm 1769: Sir Richard Arkwright đã phát minh ra khung dệt sau đó chuyển thành khung hơi nước cho phép sử dụng sức nước để làm việc.
+ Năm 1784: Động cơ hơi nước được cải tiến bởi James Watt thành máy hơi nước giúp các nhà máy xây dựng ở những nơi thuận tiện,tốc độ và năng suất được tăng lên.
+ Năm 1784: Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.
+ Năm 1786: Linh mục Edmund Cartwright cho ra đời máy dệt vải. Giúp tăng hiệu suất lên 40 lần.
6. Công cụ lao động trong thời kì Hiện đại:
* Đặc điểm công cụ lao động của thời kì này là vô cùng phát triển do trong thời kì này con người có nhiều thành quả trong phát triển khoa học:
- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cũng như công cụ lao động.
* Một số phát minh tiêu biểu thời kì này như:
+ Máy bay: Năm 1903 anh em Wright tiến hành thành công chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại Năm 1930, một kỹ sư người Anh Ph.Watl đăng ký phát minh ra động cơ phản lực .Chín năm sau, hãng Heinkel của Đức chế tạo thành công những chiếc máy bay khổng lồ có thể chứa được tới 700 hành khách.
+ Vô tuyến truyền hình: Năm 1923 Kỹ sư người Scotland, J. Berd đăng ký phát minh ra chiếc máy có khả năng dệt hình ảnh nhận từ những tính hiệu điện từ mà sau này chúng ta gọi là Máy vô tuyến truyền hình. Năm 1932 Hảng BBC của Anh bắt đầu phát các chương trình truyền hình thường kỳ. Ngày nay sóng hình có thể đạt tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình hoặc là vệ tinh.
+ Máy tính: Chiếc máy tính điện cơ đầu tiên được sáng tạo ra năm 1943 để dò mở mã khoá của bọn phát xít Đức, những phát minh tiếp theo làm cho hoạt động của máy tính hoạt động nhanh hơn hàng vạn lần. Transitor (1947) microprocessor (1970) làm tăng tốc độ tính toán đĩa cứng năm 1956 – Modem năm (1980 ), con chuột năm 1983, làm tăng tốc độ nạp liệu.
+ Laser: Ý tưởng về Laser được Einstein đưa ra từ năm 1917 nhưng phải đến 40 năm sau mới được G.Guld – Đại học Columbia Mỹ -biến thành hiện thực. Tiếp theo Guld đã lao vào cuộc chiến 30 năm dành bản quyền phát minh của mình. Trong khi đó, Laser đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi từ việc hàn xì đến Y học, máy tính và video.
+ Internet: Năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các dữ liệu thông tin được truyền tải giữa hai máy tính cách nhau hàng ngàn dặm. Hai mươi năm sau thí nghiệm này của lầu năm gốc trở thành thành tựu văn hoá của xã hội toàn thế giới.
+ Robot: George Devol đã phát minh ra robot có thể lập trình và vận hành bằng kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1954. Năm 1956, Devol và cộng sự Joseph Engelberger thành lập công ty robot đầu tiên trên thế giới. Năm 1961, rô bốt công nghiệp đầu tiên, Unimate, lên mạng trong một nhà máy sản xuất ô tô của General Motors ở New Jersey.
* Sự phát triển khoa học- kỹ thuật vượt bậc của thời kì này đã:
+ Nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, từ những năm 80 của thế kỉ XX một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá hình thành.
+ Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.
+ Hậu quả tiêu cực chủ yếu do con người tạo ra như tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai nạn lao động, giao thông và dịch bệnh mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên…, nhất là việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức huỷ diệt khủng khiếp.
0 Nhận xét