[CHƯƠNG 2] CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I/ Nội dung chương 2:

 1. Vật chất và ý thức:

1.1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất:

* Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học, nên vật chất không tồn tại cảm tính, nghĩa là không đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể (vật thể).

Vật chất dưới góc độ triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn các đối tượng, các dạng vật chất của khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác.

* Các hình thức tồn tại của vật chất:

a) Vận động và đứng im: 

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là vật chất tồn tại thông qua vận động và nhờ vật chất vận động mà con người nhận biết được thế giới.

Các hình thức vận động cơ bản: 

- Đứng im là trạng thái bảo tồn nhứng thuộc tính vốn có của vật chất và được xác định trong một giới hạn thời gian mà ở đó sự vật chưa thay đổi thành sự vật khác.

b) Không gian và thời gian:

- Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác, những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của vật chất còn được thể hiện ở quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,...những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.

=> Tính chất của không gian và thời gian: tính khách quan, tính vĩnh cửu,  tính vô tận và vô hạn.

1.2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức:

* Ý thức có 2 nguồn gốc: là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.

- Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ, 2 yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.

* Bản chất của ý thức: ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

* Kết cấu của ý thức: gồm 3 yếu tố cơ bản

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.

- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ.  

- Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người.

1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

- Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

- Vật chất và ý thức có mối quan hệ 2 chiều tác động qua lại lẫn nhau:

2. Phép biện chứng duy vật:

2.1. Hai loại hình phép biện chứng và phép biện chứng duy vật:

* Khái niệm biện chứng: 

- Biện chứng là quan điểm, phương pháp "xem xét sự vật và phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng,trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng."

a) Hai loại hình phép biện chứng: biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan

- Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất lôgic (biện chứng), phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Bởi vậy, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng.

- Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.

=> Mối quan hệ giữa biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan: thống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

b) Phép biện chứng duy vật:

* Khái niệm: 

Ăngghen cho rằng: Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa: Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng.

2.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật:

a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:

* Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: nói lên rằng các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận của một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ quy định, tác động qua lại lẫn nhau, và bản chất của sự vật, hiện tượng thể hiện qua mối liên hệ đó. Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.

* Nguyên lý về sự phát triển: khái niệm sự phát triển: Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng và giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự phát triển; phát triển vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt đi theo đường xoáy ốc, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.

b) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:

- Cái chung, cái riêng và cái đơn nhất.

- Nguyên nhân và kết quả.

- Tất nhiên và ngẫu nhiên.

- Nội dung và hình thức.

- Bản chất và hiện tượng.

- Khả năng và hiện thực.

c) Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: quy luật lượng - chất, quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định.

3. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

3.1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng:

- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người - hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức.

- Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức của thế giới con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học thực tiễn, con người sẽ biết được.Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxit khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.

- Ba là, một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.

- Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động, sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.

3.2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức:

- Nhận thức là 1 quá trình phản ánh tích cực,tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết duy vật biện chứng về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức, vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. 

3.3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.

- Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.

3.4. Các giai đoạn của quá trình nhận thức:

- Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác.

- Nhận thức lý tính: tư duy, tưởng tượng, trí nhớ.

3.5. Tính chất của chân lý:

- Tính khách quan.

- Tính tương đối.

- Tính tuyệt đối

- Tính cụ thể.

II/ Đánh giá bản thân sau quá trình học:

💨 Kiến thức:

- Nắm được phép biện chứng duy vật, đặc trưng và vai trò của nó; nắm được lý luận nhận thức duy vật biện chứng.

- Hiểu được thế nào là phạm trù triết học, tính chất nội dung của 6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.

- Tìm hiểu về hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, phân biệt được giữa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa phương pháp luận và các quy luật cơ bản của phép biện chứng.

💨 Kỹ năng:

- Tự tạo được một Eportfolio.

- Tìm hiểu thông tin, sắp xếp nội dung và biết cách trình bày bài viết.

- Nâng cao kỹ năng viết và sử dụng từ ngữ một cách hợp lý.

💨 Cần khắc phục:

- Cần tập trung hơn vào bài giảng của cô.

- Tìm hiểu bài trước ở nhà và tìm hiểu thêm nhiều thông tin trong bài học.

0 Nhận xét