💬 Yêu cầu: Trình bày mối tương quan giữa phong thủy và Kiến trúc nội thất.
1. Âm Dương Ngũ Hành:
1.1. Âm Dương Ngũ Hành là gì?
- Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách "Quốc ngữ". Theo nghiên cứu tài liệu này thì tất cả vật chất trong vũ trụ đều mạng hai dạng năng lượng là: Âm và Dương.
+ Âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh như sự ảm đạm, buồn bã, yếu đuối.
+ Dương khí là đại diện cho nguồn năng lượng nóng như sự nhiệt tình, hân hoan, phấn chấn, mạnh mẽ.
=> Sự tác động qua lại của 2 nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng cho vũ trụ ở hầu hết các mặt trong cuộc sống.
- Ngày nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã là một phần trong đời sống người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc vận dụng tốt Âm Dương Ngũ Hành vào các hoạt động của đời sống như xây nhà, cưới hỏi, mua bán...đem lại những tín hiệu tích cực cho cuộc sống của người dân.
* Phong thủy ngũ hành:
- Một trong những ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là phong thủy được giải thích theo khoa học.
- Theo đó, quy luật vận động năng lượng của sự sống xoay quanh 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Theo đó mọi vật đều được gắn các thuộc tính này để lý giải về các nguyên lý năng lượng.
- Vạn vật trong vũ trụ đều có sự tương tác qua lại giữa chúng nhằm tạo sự cân bằng.
=> Sự tương tác này được diễn giải bằng quy luật ngũ hành.
* Các quy luật ngũ hành: Sự hoạt động của ngũ hành được miêu tả bằng các quy luật ngũ hành, chúng bao gồm những quy luật sau:
1.2. Quan niệm cân bằng Âm Dương trong phong thủy và tính hài hòa trong kiến trúc hiện đại:- Để một công trình kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hàng trăm năm, nó phải đạt được ít nhất là hai yếu tố:
+ Thứ nhất là về tính thẩm mỹ của công trình.
+ Thứ hai là phải hợp lí trong công năng sử dụng.
- Hay nói ngắn
gọn là công trình đó phải đẹp và hài hòa thì nó mới tồn tại lâu dài, bên cạnh
đó phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người đời trân trọng gìn
giữ và không bị đập đi thay thế bằng công trình khác.
- Đứng dưới
góc độ Phong thuỷ mà nói, để công trình kiến trúc tồn tại được trong một thời
gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ
chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hòa cân đối.
- Khi các yếu
tố về Âm Dương và Ngũ hành cân bằng – tức là tính thẩm mỹ, tính hài hòa và cân
đối cao thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức con
người, khiến người ta trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó.
* Vậy trong kiến trúc, Âm Dương được thể hiện như thế nào? Đâu được coi là Âm, đâu được coi là Dương?
- Như đã nêu ở trên, Âm Dương là 2 mặt của sự sống, sự đảm bảo của Âm Dương là sự đảm bảo cho cuộc sống tồn tại và phát triển. Vì vậy nhà ở cũng phải đảm bảo các nguyên tắc Âm Dương cân bằng.
+ Nếu do kiến trúc ngồi nhà ở thuần dương khiến cho người cứ ngụ trong ngôi nhà đó bất ổn định, quá năng động, tinh thần dễ phấn khích dẫn đến hấp tấp, vội vàng, vì thế dễ đưa ra những quyết định thiếu chín chắn, bất lợi. Nhà ở thuần dương khiến cho người cư ngụ ở đó thích đi lại hoạt động, thích cuộc sống bên ngoài, không muốn về nhà. Họ có thể thường xuyên vắng nhà, khi vui chơi với bạn bè ở ngoài không thích về nhà, hoặc chỉ là về để ngủ.
+ Ngược lại, nếu nhà thuần âm khiến cho những người sống trong ngôi nhà đó trở nên lười nhát, bảo thủ, ngại vận động lại ít chịu suy nghĩ, không quyết đoán, không dám chấp nhận đương đầu với khó khăn mà thường dễ bằng lòng với những gì mình có. Thậm chí với những người mệnh âm còn chịu sự tác động mạnh hơn, khiến họ có thể trở nên yếu đuối, nhút nhát, ngại va chạm, tự ti. Ở ngôi nhà thuần âm cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh tật nảy sinh.
- Vì vậy một ngôi nhà muốn cho những người cư ngụ trong đó được phát triển bình thường và hài hòa thì ngôi nhà đó phải được đảm bảo âm dương cân bằng. Đó chính là yêu cầu số một trong kiến trúc hiện đại.
* Nguyên tắc: Trong kiến trúc về mặt hình thể thì phần lồi ra (Dương); phần lõm vào (Âm). Phần thu được ánh sáng (Dương); phần khuất trong tối (Âm). Những mảng đặc, khối có đường nét cứng rắn (Dương); những mảng rỗng, khối có đường nét uyển chuyển (Âm). Vật liệu nhẵn bóng, mịn màn (Dương); vật liệu thô ráp, sần sùi (Âm). Màu sắc nóng (Dương), màu sắc lạnh (Âm).
=> Đó là một trong những giải pháp cân bằng Âm Dương trong kiến trúc.
1.3. Phân tích một công trình cụ thể: "Văn Miếu Quốc Tử Giám".
- Văn Miếu Quốc Tử Giám được coi là trường
đại học đầu tiên của nước Việt Nam. Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám mang đậm
dấu ấn của kiến trúc phương Đông, nơi thể hiện rõ triết lý âm dương ngũ hành
trong từng thiết kế dù là nhỏ nhất.
- Khu quần
thể di tích nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu
Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện
Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Nay nằm trên đường Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố
Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.
- Tổng diện tích khu quần thể di tích: 54331 mét vuông.
- Được xây dựng từ tháng 8 năm 1070 dưới đời vưa Lý Thánh Tông để thờ Khổng Tử.
- Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ngay bên cạnh Văn Miếu và được xem là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam và dần thu nhận thêm các bậc hiền tài trong cả nước, không chỉ đơn thuần là nơi trau dồi tri thức của các hoàng tử và con cái của bậc triều thần.
- Gần cuối thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ để ghi danh những người đỗ Tiến sĩ trong các kì thu của triều đình.
- Tổng thể kiến trúc văn Miếu Quốc Tử Giám sau nhiều lần trùng tu hiện đại được chia thành 5 khu gắn liền bởi các bức tường gạch có cửa thông bao gồm: Văn Miếu Môn (cổng vào Văn Miếu); Khuê Văn Các; khu bia Tiến sĩ; khu Đại bái và nhà Thái Học.
=> Tất cả đều được thiết kế theo một trục thần đạo hợp pháp nhất. Đây cũng là một trong những yếu tố thể hiện nét phong thủy trong kiến trúc phương Đông.
* Triết lý Âm Dương- yếu tố phong thủy ảnh hưởng sâu đậm trong kiến trức Văn Miếu Quốc Tử Giám:
- Các yếu
tố âm dương ngũ hành sẽ mang tới sự cân bằng của vạn vật trong vũ trụ mà con
người ở đây là trung tâm. Chính vì vậy trong mỗi thiết kế, đặc biệt ở Văn Miếu
Quốc Tử Giám đã thể hiện rất rõ sự giao hòa giữa đất trời – từ những chi tiết
rất nhỏ.
- Thêm vào đó triết lý âm dương, con người là trung tâm vũ trụ, là kết tinh hội tụ của đất trời, ngay cả trong những công trình kiến trúc cũng cần giao hòa cả ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân.
2. Tỷ lệ vàng:
2.1. Định nghĩa:
- Tỷ lệ vàng ( The Golden Ratio) là một thuật ngũ toán học, hình học, có ký hiệu là φ (phi = 1,61803) được đặt theo tên của nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên – Phidias.
- Về
mặt hình ảnh, tỷ lệ vàng xuất hiện dưới dạng đường xoắn ốc (còn được gọi là đường xoắn ốc
Fibonacci hoặc đường xoắn ốc vàng). Một đường xoắn ốc logarit phát triển theo hệ
số của tỷ lệ vàng. Nó bắt đầu với tập hợp các ô
vuông, mỗi ô vuông tương ứng với 8 số liên tiếp trong dãy và được xếp theo thứ
tự như hình bên dưới. Sau đó, vẽ một cung tròn từ góc của số nhỏ nhất đến góc số
lớn nhất còn lại, để lộ ra một hình xoắn ốc cân đối hoàn hảo.
- Xét về mặt kiến
trúc, tỷ lệ này thường có dạng hình chữ nhật vàng – bất kỳ vật thể, công trình
nào có thể chia thành dạng hình vuông và hình chữ nhật đều có thể tạo ra tỷ lệ
xấp xỉ bằng 1: 1,61. Vì cả chiều dài và chiều rộng của những hình dạng ấy
có thể chia theo tỷ lệ vàng. Hơn nữa, theo lý thuyết cho rằng có thể tăng hoặc
giảm tỷ lệ cấu trúc trong khi vẫn duy trì được tỷ lệ vàng.
- Nó được dùng để xác định các mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều
cao của toà nhà, kích thước các chi tiết như mái hiên, các cột, sân, bậc thang,
… nhằm đưa đến kết quả mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy được là một ngôi
nhà, công trình hài hoà, cân xứng,
=> Áp dụng quy tắc tỷ lệ vàng sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn khi nhìn vào tác phẩm thiết kế của bạn. Nó tạm hiểu là “sự hài lòng thị giác”.
2.2. Trong thiết kế nội thất:
- Tỷ lệ vàng xuất hiện rất thường xuyên trong phân chia bố cục không gian. Các kiến trúc sư thường sẽ chia một căn phòng thành hai phần: Một phần lớn chiếm 2/3 diện tích và một phần còn lại nhỏ hơn. Phần diện tích lớn sẽ chứa đồ nội thất chính của căn phòng, chịu trách nhiệm làm nổi bật không gian. Phần nhỏ hơn đảm nhiệm mục đích sử dụng thứ cấp, chẳng hạn như khu vực chỗ ngồi hoặc kho lưu trữ thay thế.
- Tỷ
lệ vàng cũng sẽ giúp bạn phối màu sắc cho căn phòng một cách dễ dàng hơn. Ví dụ
quy tắc 10-30-60 là một
trong những tỷ lệ vàng mà các kiến trúc sư áp dụng nhiều nhất khi sơn và trang
trí. Cụ thể, khi thiết kế nội thất, một không gian chỉ nên có 3 màu: 1 màu chủ
đạo chiếm 60% không gian (tường, sàn), 1 màu chiếm 30% không gian (nội thất), 1
màu chiếm 10% không gian còn lại (trang trí nhỏ) nhằm tạo điểm nhấn cho ngôi
nhà.
3. Quan niệm về vận động của khí trong phong thủy và cấu trúc nhà ở hiện đại:
- Hiện nay, trong khi thiết kế và xây dựng nhà ở thì vấn đề về phong thuỷ chưa được quan tâm đúng cách và nhiều gia đình còn có khái niệm khá sai lầm về phong thuỷ nhà ở.
- Quan niệm của phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí vận động không có sự hỗn loạn; tức là sự bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất, hoặc cấu trúc bên trong ngôi nhà không bị chồng chéo, phức tạp thì công trình đó sẽ ổn định lâu dài. Hay nói cách khác một công trình không hợp lý thì sẽ phải cải tạo lại.
- Quan niệm của phong thuỷ cho rằng: khi các dòng khí chuyển dịch hỗn loạn thì tác động không tốt đối với chủ thể công trình. Nếu cá nhân chủ thể công trình có nhận thức được điều này sẽ tự khắc điều chỉnh lại (tức là cải tạo sửa chữa), nếu không thì chính sự bất thường này sẽ tạo bất lợi tới chủ nhân công trình đó. Nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh thì sẽ thua thiệt, phá sản và rồi dễ bị các cá nhân khác thâu tóm dẫn đến sự thay đổi công trình.
- Phong thuỷ tồn tại ở Phương Đông và Phương Tây: thực ra trong khi Phong thuỷ cổ truyền tồn tại cả ngàn năm trên vùng đất Phương Đông bị coi là huyền bí thì ở bên Tây các ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa công trình, tự nhiên, thiên nhiên và con người cũng tồn tại trong khoảng đó.
Các dân tộc trên bán đảo Ban căng cả ngàn năm xưa cũng đề cao các yếu tố gió nước tác động đến con người qua các nghiên cứu của Hipocrat Olimpia,… rồi cả người Ai Cập cổ đại khi xây dựng Kim Tự Tháp cũng đã dựa vào từ trường của trái đất để hoạch định trong xây dựng.
- Trong Kiến trúc hiện đại ngày nay, có một bộ môn nghiên cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ cổ truyền.
+ Ví dụ như chúng ta có thể so sánh tính tương
đồng trong môn Vật lí kiến trúc là một bộ môn nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác
giữa các yếu tố vật lí môi trường với con người và công trình; và một bên là
yếu tố ảnh hưởng của cảnh quan trong phong thuỷ.
Cụ thể là Vật lí Kiến trúc trong nghiên cứu về sự phân bổ của gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những qui luật là không tạo các cửa đối nhau trong phòng, kể cả khi cửa sổ đối diện với cửa phòng. Lí do là khi các cửa đối nhau này hình thành thì dễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi cho người ở, thứ hai là sự lưu thông không khí trong phòng kém dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người.
=> Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua hình minh hoạ dưới đây trong vật lý kiến trúc:
- Ngoài ra, sự vận hành trơn tru của dây chuyền công năng tạo nên sự hợp lý của một công trình kiến trúc, cũng chính là sự vận động của dòng khí trong phong thủy. Quan niệm phong thủy cho rằng: Khi dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Bên cạnh đó trong môn này cũng rất chú trọng tìm cửa thoát khí sau khi đã tìm được cửa nạp khí quan trọng, nhằm tránh hiện tượng bế khí có thể gây những trục trặc về sau cho gia chủ. Đó chính là những điểm tương đồng của cấu trúc hình thể trong phong thủy với Vật lý kiến trúc.
- Trong các nguyên lý thiết kế dù là cơ bản nhất trong kiến trúc cũng thấy có sự trương đồng.
+ Ví dụ như khi quán xét một khu đất để đưa ra bố cục công trình thì một Kiến trúc sư có nghề luôn phải chú trọng tìm đường to phố lớn, các trục giao thông chính để hướng công trình mình thiết kế về chỗ đó. Còn trong phương pháp ứng dụng của Phong thuỷ cũng lấy dương làm hướng, tức là cũng tìm luồng chảy của con sông, mặt hồ , hay luồng người đi lại trên đường phố để đón lấy dòng sinh khí vậy. Phong thuỷ gọi đây là sự vô tình hay hữu tình của công trình đối với các yếu tố tương tác còn lại.
💬 Sản phẩm: (link ppt nhóm 5)😘
0 Nhận xét