💬 Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Triết học có mấy vấn đề cơ bản? Đó là vấn đề nào? Tại sao đó lại là vấn đề cơ bản của Triết học?
Câu 2: Con người có thể tạo ra được một robot trí tuệ nhân tạo có cả trí thông minh IQ và EQ không? Tại sao?
💨 Câu trả lời:
Câu 1:
- Triết học có 2 vấn đề cơ bản: đó là sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.
- Trong suốt lịch sử Triết học đã ghi nhận sự đấu tranh mạnh mẽ giữa hai phe nhưng không loại bỏ mà bổ sung, hoàn thiện cho nhau.
- Đó lại là vấn đề cơ bản của Triết học vì:
* Lịch sử đấu tranh Triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có thể nói, chính các vấn đề cơ bản của Triết học được xem là "chuẩn mực" để phân biệt giữa hai chủ nghĩa Triết học này.
* Trên thực tế, các hiện tượng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống chỉ gói gọn trong hai loại: hiện tượng vật chất (tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta) hoặc hiện tượng tinh thần (tồn tại bên trong chúng ta).
* Các học thuyết Triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Vật chất và ý thức có quan hệ với nhau như thế nào? Và lấy đó làm điểm xuất phát lý luận. Câu trả lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của Triết học. Do đó vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 2:
- Con người không thể tạo ra được một robot trí tuệ nhân tạo có cả trí thông minh IQ và EQ trong tương lai.
- Vì những dữ liệu mà con người lập trình vào robot không thể khiến cho robot có cảm xúc như con người. Trong tương lai, robot có thể nhận biết, phân tích được những hành vi, cảm xúc của con người (nhằm phục vụ mục đích trợ giúp con người) nhưng điều đó không có nghĩa là robot có cảm xúc riêng của nó, nó chỉ đơn giản là nhận biết cảm xúc của người đối diện thông qua những thuật toán được con người cài đặt.
- Để lý giải vì sao con người không thể tạo ra cảm xúc cho robot, ta nên đi sâu vào phân tích con người, chúng ta có 2 cách để giải quyết và nhìn nhận mọi việc, lý trí và tình cảm. Chúng ta có thể dễ dàng dùng lý trí để phân tích cảm xúc, nhưng dùng tình cảm để cảm nhận cảm xúc đó là một việc rất khác. Ví dụ như trong chuyện tình cảm, một người mẹ có thể yêu đứa con mình, bất chấp nó có hư hỏng thế nào, tất cả chúng ta đều có thể lý giải cảm xúc đó và kể cả người mẹ, ta có thể nêu tên cảm xúc đó là tình mẹ, nhưng nếu ta hỏi tại sao lại có cảm xúc đó thì lại rất khó trả lời. Tại sao người mẹ lại yêu con mình? Một câu hỏi khó, vì đôi khi chính người mẹ đó được hỏi cũng như không trả lời được. Từ đó ta nhận ra rằng, cảm xúc là một thứ ta có thể nêu tên nhưng lại rất khó hiểu, đôi khi cùng một trường hợp nhưng cảm xúc mỗi người lại khác nhau. Vậy từ đây, ta lại phải hỏi lại chính mình, liệu rằng ta có thể lập trình cảm xúc-thứ mà chính ta còn không hiểu cho một con robot.
0 Nhận xét