[HOẠT ĐỘNG 2] TIMELINE TRIẾT HỌC THỜI KỲ HIỆN ĐẠI

💬 Yêu cầu: Vẽ timeline biểu thị phân kỳ của lịch sử Triết học hiện đại.

* Timeline:

* Khái quát về thời kỳ triết học hiện đại:

- Triết học hiện đại là triết học được phát triển trong thời kỳ hiện đại và gắn liền với hiện đại. Nó không phải là một học thuyết hay trường phái cụ thể (và do đó không nên nhầm lẫn với Chủ nghĩa hiện đại), mặc dù có một số giả định phổ biến đối với phần lớn của nó, giúp phân biệt nó với triết học trước đó.

Thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XX đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc của triết học hiện đại. Bao nhiêu phần của Phục Hưng nên được bao gồm vào triết học hiện đại là một vấn đề còn đang tranh chấp; sự hiện đại tương tự có thể hoặc không thể kết thúc vào thế kỉ XX và được thay thế bằng hậu hiện đại.

- Triết học hiện đại bao gồm:

+ Chủ nghĩa duy vật  biện chứng

+ Chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa công dụng

+ Thực chứng luận cổ điển

+ Chủ nghĩa Thực chứng luận ly và Trường phái phân tích

+ Chủ nghĩa Tân Kinh Viện và Tân Thuyết Thomas

+ Chủ nghĩa Tân hiện thực và Hiện thực phê phán

+ Chủ nghĩa Nhân vị

+ Hiện tượng học và hiện tượng luận

+ Chủ nghĩa Hiện sinh và Tân chính thống

* René Descartes:

- Là nhà triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được xem là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông đã tìm cách trao cho triết học sự chắc chắn của toán học mà không cần viện đến bất cứ loại giáo lý hay thần quyền nào.

Descartes chỉ tin vào sức mạnh của tư duy logic con người.

=> Một trong những phương pháp suy luận rất nổi tiếng của ông đó chính là "phương pháp nghi vấn". Ngay cả khi xuất phát từ quan điểm hoài nghi nhất có thể, ngờ vực tất cả mọi thứ, ta vẫn có thể đạt đến tri thức.

- Trong cuốn "Phương pháp luận", Descartes đã trình bày: "Tôi tư duy, thế nên tôi tồn tại". Ông quan niệm rằng nền tảng cho tất cả tư duy, ý tưởng của chúng ta đều dựa trên trải nghiệm cá nhân của từng người, không phải dựa trên luật lệ hay truyền thống.

- Descartes không bao giờ ngừng học hỏi về Siêu Hình và Toán Học. Việc áp dụng đại số vào hình học trong tác phẩm hình học của ông đã mở đầu cho môn hình học và giải tích. Tuy nhiên, có lẽ chính sự nghiêm khắc trong tư duy của Descartes và sự phản đối của ông với bất cứ hình thức dựa dẫm nào vào thần quyền mới là di sản quan trọng nhất của ông.

* Immanuel Kant:

- I Immanuel Kant sinh ngày 22/4/1724 tại Konigberg- một thành phố thuộc vùng đông bắc nước Phổ, nay là Kaleningnad. Năm 1740, Kant học triết tại trường Đại học tổng hợp Konigberg. Tại đây, ông có dịp làm quen với cơ học, thiên văn học, toán học của các nhà khoa học nổi tiếng đương thời như Niuton, Đecactơ, Lép nít, Wolff và tư tưởng chính trị của các nhà khai sáng Pháp. Ông nghiên cứu kỹ năng và các hệ thống triết học của tiền nhân. Ông đặc biệt quan tâm tới các nhà triết học Anh. Ông tìm hiểu hệ thống triết học Lép nít và nghiên cứu kĩ các tác phẩm của Vôn phơ. Những tư tưởng của các triết gia này có ảnh hưởng sâu sắc trong hệ thống triết học của ông sau này.

      - Sau tốt nghiệp, trong vòng 10 năm ông đã làm gia sư tại nhà. Đến năm 1770, Kant mới được bổ nhiệm làm giáo sư logic học và siêu hình học của Trường đại học Tổng hợp Konigberg. Ở thời kì này, ông đã hoàn thành các tác phẩm triết học cơ bản trong sự nghiệp sáng tạo của mình, và đã để lại cho nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc. Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến đó là "Phê phán lý tính thuần túy".

      - 12/2/1804, Kant trút hơi thở cuối cùng với nụ cười trên môi và câu nói "Thế là tốt rồi". Mặc dù ông ra đi nhưng đã để lại cho thế giới hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như: Phê phán lý tính thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán đoán (1790)...ngoài ra còn nhiều tác phẩm triết học khác có giá trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nền triết học thế giới nói chung.

      - Triết học Kant được chia thành 2 thời kỳ:

     + Thời kỳ tiền phê phán (1745-1769): chủ yếu nghiên cứu vấn đề toán học, cơ học, thiên văn học. Bên cạnh những quan niệm duy vật thời kỳ này tư tưởng của ông còn xuất hiện sự bế tắc trong việc tìm kiếm và giải quyết vấn đề triết học. Lối thoát cho sự bế tắc này được ông giải quyết trong "thời kỳ phê phán".

     + Thời kỳ phê phán (1770-1804): Kant đề ra nhiệm vụ cho triết học mình là phê phán hệ thống siêu hình học cũ, đặt ngược lại một số vấn đề mà môn khoa học này tưởng như đã giải quyết xong, tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đặt ra cho mình đó là xây dựng một hệ thống triết học mới.

     - Tư tưởng về biện chứng trong quá trình nhận thức: mối quan hệ giữa trực quan cảm tính và tư duy giác tính, nghịch lý của lý tính thuần túy. Tư tưởng này đã được Hegel tiếp thu một cách hợp lý trong "Khoa học logic" của ông và sau này được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-leenin nâng lên. Những giá trị nhận thức luận của Kant, đặc biệt là tư tưởng biện chứng về quá trình nhận thức đã có nhiều đóng góp có giá trị cho lịch sử nhận thức nhân loại nói chung và biện chứng duy vật nói riêng.

      => Có thể thấy tư tưởng của Kant về tự do là một thành tựu nhân văn sâu sắc của triết học phương Tây và nó chỉ có thể được coi là tự do nếu đi liền với quy luật đạo đức.

     💬Sản phẩm: (link ppt nhóm 5) 😘https://www.canva.com/design/DAEtz_mFgLU/ekDq4_WeMOKdov4yQq-Lpw/view?utm_content=DAEtz_mFgLU&utm_campaign=designshare&utm_medium=link&utm_source=sharebutton

0 Nhận xét