[CHƯƠNG 1] TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I/ Nội dung chương 1:

 1. Triết học và vấn đề cơ bản của Triết học:

    1.1. Khái lược về Triết học:

- Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, về vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung,về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp Triết học bao gồm: đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.

    1.2. Vấn đề cơ bản của Triết học:

- Là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn đề của Triết học khác.

   Vấn đề cơ bản của Triết học bao gồm hai mặt, cụ thể:

    1.3. Biện chứng và siêu hình:

- Biện chứng: 
  + Xem xét thế giới trong một chỉnh thể, ở đó mọi sự vật hiện tượng liên hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau luôn luôn vận động và phát triển.
  + Nhìn nhận sự việc với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt cho phép con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Siêu hình:
  + Chỉ thấy sự vật hiện tượng trong sự cô lập, tách rời với các sự vật hiện tượng khác; xem xét sự vật trong trạng thái không vận động, không biến đổi.
  + Nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng nhắc, máy móc.

2. Triết học Mác-Lênin và vai trò của Triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội:

    2.1. Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác-Lênin:

- Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin có thể chia thành 2 giai đoạn lớn:
  + Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, do C.Mác và Ph.Awngghen thực hiện
  + Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác-Lênin, do Lênin thực hiện.

    2.2. Đối tượng và chức năng của Triết học Mác-Lênin:

- Triết học Mác_Lenin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Gồm 2 chức năng cơ bản
  + Chức năng thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.
  + Chức năng phương pháp luận: Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát và có vai trò chủ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu.

    2.3. Vai trò của Triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay:

- Triết học Mác-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
- Triết học Mác-Lenin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
- Triết học Mác-Lenin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

II/ Đánh giá bản thân sau quá trình học:

💨 Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, nguồn gốc Triết học theo cả phương Tây và phương Đông; đối tượng, chức năng và vai trò của Triết học Mác-Lênin.
- Làm rõ về vấn đề cơ bản của triết học theo 2 mặt (bản thể luận, nhận thức luận).
- Hiểu và phân biệt được giữa biện chứng và siêu hình.
- Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Triết học Mác-Lenin, vai trò của Triết học Mác-Lenin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
💨 Kỹ năng:
- Làm việc nhóm và thuyết trình hiệu quả hơn.
- Tiếp thu được phương pháp học mới.
- Chủ động tìm tòi và tương tác với giảng viên.
- Đọc hiểu và trau dồi kỹ năng đọc tiếng anh.
💨 Cần khắc phục:
- Xem trước slide bài giảng ở nhà.
- Tập trung lắng nghe bài giảng ở lớp, và tìm thêm nhiều thông tin trong bài học.


0 Nhận xét